Tuesday, March 15, 2016

Danh sách thực phẩm vàng giúp mẹ nuôi con thành "siêu mẫu" (Phần 1)

Mong muốn con yêu có một chiều cao lý tưởng là nguyện vọng của hầu hết các bậc phụ huynh. Bên cạnh yếu tố gen di truyền thì tác nhân dinh dưỡng cũng góp phần không nhỏ đến chiều cao của trẻ. >> Mách mẹ bầu cách tăng chiều cao cho con ngay từ trong bụng mẹ>> Những siêu thực phẩm giúp bạn có được chiều cao vượt trội>> Mách bạn cách hấp thu trọn vẹn canxi từ thực phẩm tự nhiên

Dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển chiều cao, thể chất và trí tuệ của trẻ. Bạn cần nuôi dưỡng trẻ với một chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn đủ năng lượng để giúp cơ thể khỏe mạnh, phát triển đầy đủ cả về thể chất và trí tuệ. 

Sau đây là 8 loại thực phẩm vàng cho sự phát triển chiều cao của trẻ:

1. Trứng

Trứng là một trong những thực phẩm cung cấp nhiều chất đạm có giá trị sinh học cao, dễ hấp thụ (tỉ lệ hấp thu chất đạm của trứng là 100%, tương đương với đạm trong sữa nếu biết cách chế biến đúng).

Trứng rất giàu nguồn protein. Bên cạnh canxi thì protein cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển chiều cao của trẻ. Phần lòng trắng trứng rất tốt cho sự phát triển tổng thể của cơ thể. Vì vậy, nó giúp tăng chiều cao tự nhiên của bé. Ngoài ra, lòng đỏ trứng còn cung cấp nhiều chất béo, các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ như: sắt, vitamin A, kẽm… Bổ sung trứng trong kế hoạch ăn uống hàng ngày để tăng thêm chiều cao là một phải pháp hoàn toàn đúng đắn. Ăn thường xuyên món ăn này không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn đảm bảo giúp bé sở hữu chiều cao như mong ước.

Chính vì vậy, các mẹ nên cho trẻ ăn trứng gà thường xuyên và điều độ hơn bằng cách sử dụng trứng làm nguyên liệu chế biến thành những món ăn phù hợp cho trẻ như súp, cháo hoặc trứng ốp la ăn với bánh mì. Tuy nhiên loại thực phẩm này bạn chỉ nên cho trẻ ăn khi trẻ đã được 9 tháng tuổi trở lên nhé bởi đối với trẻ nhỏ dưới 9 tháng tuồi thì trứng gà có thể gây ra nguy cơ dị ứng khá cao đấy. Trứng gà chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của bé và hầu hết trẻ em đều rất thích ăn trứng gà. Tuy nhiên nếu ăn nhiều sẽ bị phản tác dụng và gây ảnh hưởng xấu đến trẻ.

Tùy theo tuổi mà cho bé ăn trứng với số lượng khác nhau:

Trẻ từ 9-12 tháng tuổi: Ăn 1 lòng đỏ/bữa, ăn 3-4 bữa trong 1 tuần

Trẻ 1-2 tuổi: Nên ăn 3-4 quả trứng/tuần, ăn cả lòng trắng

Trẻ từ 2 tuổi trở lên nếu bé thích trứng có thể cho ăn 1 quả/ngày.

Cách chế biến trứng theo từng độ tuổi:

Trẻ từ 9 đến 12 tháng: Nên cho ăn bột trứng, cách nấu bột trứng là nấu chín bột mới cho trứng vào, đập lòng đỏ trứng vào bát đã có rau băm nhỏ, đánh đều trứng và rau, nồi bột sôi trên bếp đổ trứng và rau vào quấy đều nhanh tay, bột sôi lên là được, không nên đun kỹ quá.

Trẻ từ 1-2 tuổi: có thể ăn cháo trứng, cũng tương tự như nấu bột trứng, khi cháo chín mới cho trứng, đun sôi lại là được, ngoài ra có thể cho trẻ ăn trứng luộc vừa chín tới.

Trẻ từ 2 tuổi trở lên: có thể ăn cháo trứng, trứng luộc, trứng rán đúc thịt, trứng sốt cà chua ăn với cơm.

Lưu ý rằng chỉ cho bé ăn trứng đã được nấu chín kỹ. Trứng gà khi chưa nấu chín kỹ (như trứng chần, trứng tráng sơ qua…) sẽ có hàm lượng dinh dưỡng thấp và khiến cơ thể bé khó tiêu hóa. Hơn nữa, trứng chưa chín kỹ sẽ khiến cơ thể dễ mắc những vi khuẩn gây hại tồn tại sẵn trong trứng ví dụ như vi khuẩn Salmonella. Ăn trứng luộc là bổ dưỡng nhất. Trứng luộc có khả năng bảo toàn và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn cả so với các loại trứng được chế biến kiểu khác

2. Hải sản

Canxi chiếm 99% trong cấu trúc xương và răng, thiếu hụt chất này sẽ làm hạn chế chiều cao cơ thể đặc biệt đối với trẻ đang lớn.

Các loại hải sản là thực phẩm chứa một hàm lượng canxi khá cao do đó nó rất cần thiết để hỗ trợ phát triển chiều cao ở trẻ. Bên cạnh đó hải sản cũng chứa nhiều dưỡng chất hỗ trợ cơ thể trẻ hấp thụ canxi tốt như: vitamin D, K, B1… Do đó, các mẹ cẩn bổ sung các loại hải sản như tôm, cua, sò, cá hồi…vào chế độ dinh dưỡng của trẻ thật điều độ và hợp lý. Tuy nhiên, nếu bé chưa đầy một tuổi thì mẹ nên lưu ý khi chế biến hải sản cho con ăn để tránh nguy cơ bị dị ứng hoặc rối loạn tiêu hóa.

Trong số các loại hải sản, cá biển là thực phẩm tuyệt vời đối với sức khỏe do chứa đạm có giá trị sinh học cao với tỷ lệ cân đối, phù hợp với cơ thể người. Cá còn rất giàu chất béo không no Omega-3 cần thiết để tạo màng tế bào thần kinh và có tác dụng phòng chống bệnh tim mạch. Omega-3 còn có rất nhiều trong quả óc chó, một thực phẩm rất tốt cho trí não của trẻ.

Nên ăn cá ít nhất 3 lần/tuần rất có lợi cho sức khỏe. Gan cá còn rất giàu vitamin A và D. Hàu thì rất giàu kẽm, là thành phần của hơn 300 enzyme bên trong cơ thể, là chất cần thiết để trẻ tăng trưởng.

Các loại cá biển bạn nên cho trẻ ăn là cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá basa. Tôm cũng là thức ăn giàu đạm và canxi, từ tháng thứ 7 trở đi các bà mẹ có thể cho con ăn tôm đồng hoặc tôm biển. Cua đồng là thức ăn chứa hàm lượng canxi cao vì vậy nên cho trẻ ăn thường xuyên để cung cấp canxi cho trẻ. Các loại hải sản có vỏ như: hàu, ngao, hến, trai…nên cho bé ăn khi đã 1 tuổi, dùng nước nấu cháo còn thịt xay hoặc băm nhỏ. Các loại hải sản này chứa nhiều kẽm, một vi chất quan trọng đối với trẻ em.

Lưu ý, điều quan trọng nhất khi cho bé ăn hải sản là các mẹ phải chọn loại còn tươi, không ăn hải sản đã chết vì dễ gây ngộ độc thức ăn cho bé. Đồng thời cách chế biến hải sản cũng vô cùng quan trọng. Hải sản chế biến chưa chín hẳn (gỏi cá sống, hàu sống, sò, mực nướng…) có thể ẩn chứa vi trùng và kí sinh trùng. Đó là nguyên nhân của không ít trường hợp nhiễm trùng đường ruột khi ăn hải sản. Ngày nay, khi môi trường ngày một ô nhiễm thì một nguy cơ nữa phải kể đến khi ăn nhiều hải sản là khả năng nhiễm kim loại nặng như thủy ngân

Khi trẻ còn trong giai đoạn ăn bột và cháo tốt nhất là xay, nghiền nhỏ cá, tôm để nấu bột hoặc cháo, nếu là cá đồng nhiều xương, bạn nên luộc chín cá rồi gỡ xương, cá biển nạc có thể xay sống như xay thịt rồi cho vào nấu bột, cháo. Với cua đồng thì giã lọc lấy nước để nấu. Tôm to thì bóc vỏ sau đó xay hoặc băm nhỏ, với tôm quá nhỏ có thể giã lọc lấy nước như nấu bột cua. Với các hải sản có vỏ thì luộc chín lấy nước nấu, thịt xay băm nhỏ cho vào cháo, bột. Trẻ đã lớn hơn 3 tuổi thì ngoài ăn các loại cháo, mỳ, miến…nấu với hải sản có thể cho bé ăn dạng hấp: cua luộc, ghẹ hấp, ngao hấp…

Lượng hải sản ăn bao nhiêu là đủ?

Ngày nào bạn cũng có thể cho bé ăn 1-2 bữa hải sản nhưng tùy theo tháng tuổi mà lượng ăn mỗi bữa khác nhau

Trẻ 7-12 tháng tuổi: Mỗi bữa có thể ăn 20-30g thịt của cá, tôm (đã bỏ xương, vỏ) nấu với bột, cháo. Mỗi ngày có thể ăn 1 bữa, tối thiểu ăn 3-4 bữa/tuần

Trẻ 1-3 tuổi: Mỗi ngày ăn một bữa hải sản nấu với cháo hoặc ăn mỳ, bún, súp… Mỗi bữa ăn 30-40 g thịt hải sản.

Trẻ từ 4 tuổi trở lên: Có thể ăn 1-2 bữa hải sản/ngày, mỗi bữa có thể ăn 50-60 g hải sản nếu ăn ghẹ có thể ăn ½ con/bữa, tôm to có thể ăn 1-2 con/bữa (100g cả vỏ)

3. Sữa và các chế phẩm từ sữa

Sữa là thực phẩm dinh dưỡng rất giàu hàm lượng canxi, là nguồn dinh dưỡng cực kỳ tốt cho sự phát triển của hệ xương cũng như sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, trong sữa còn chứa nhiều chất như magie, phốt pho,… Các chất này rất tốt cho sự phát triển của xương, tăng chiều cao cho trẻ. Đồng thời, sữa rất tốt cho tiêu hóa của bé, sẽ giúp bé hấp thụ thức ăn tốt hơn. Hãy cho bé uống sữa mỗi ngày hoặc chế biến các món ăn ngon tận dụng tối đa các dưỡng chất từ sữa. Đây là cách tốt nhất tăng cường khả năng phát triển chiều cao ở trẻ.

Sữa tươi: Sữa tươi có hàm lượng chất đạm, canxi và phốt pho cao. Thành phần canxi có trong một lít sữa tươi chiếm đến 1200mg, trong sữa có lượng protein cân đối, dễ tiêu hóa, có giá trị sinh học cao và đường lactose giúp cho sự hấp thụ canxi. Đối với trẻ em lớn hơn 10 tuổi, chỉ cần một hộp sữa tươi vẫn có thể đảm bảo đủ lượng vi chất cần thiết và giúp cơ thể cao lớn hơn mỗi ngày. Nguyên nhân là do sữa tươi có chứa nhiều canxi, lượng protein dồi dào giúp thúc đẩy sản xuất hormone tăng trưởng và là một phần thiết yếu của chế độ ăn uống giúp phát triển chiều cao.

Sữa tươi cũng xây dựng các mô cơ, sản xuất năng lượng và kiểm soát trọng lượng cơ thể. Đối với trẻ em, mỗi ngày trẻ cần khoảng 500ml sữa tươi để đảm bảo cho nhu cầu phát triển chiều cao và thể trạng cho đến khi trưởng thành. Đặc biệt là khi bé đang ở giai đoạn tiểu học. Đây là giai đoạn cơ thể hình thành khối lượng xương và khung xương cho sự phát triển về tầm vóc cũng như việc phát triển bộ răng. Do vậy, sữa tươi rất cần thiết cho trẻ ở giai đoạn này.

Các nhà nghiên cứu khoa học đã khuyến cáo chỉ nên cho trẻ trên 1 tuổi uống sữa tươi vì khi ở độ tuổi này trẻ mới hấp thu tốt được.  Nếu trẻ dưới 1 tuổi uống sữa tươi thường xuyên sẽ có nguy cơ bị thiếu máu do trong sữa tươi thiếu sắt, vi lượng, và lượng đạm trong sữa cao còn gây đầy bụng khó tiêu làm trẻ chán ăn. Ngoài phát triển chiều cao, hàm lượng các dưỡng chất thông minh như DHA, ARA, Lutein…trong sữa còn phát huy tối đa tác dụng, giúp phát triển trí não cho trẻ.

Sữa chua: Sữa chua thuộc loại chế phẩm từ sữa tốt nhất cho trẻ 1-3 tuổi. Sữa chua là một loại thực phẩm bổ dưỡng, ngon miệng vì vị chua chua, beo béo và không gây nên sự khó chịu nào cho hệ tiêu hóa. Bên cạnh canxi, sữa chua còn cung cấp cho cơ thể của trẻ một lượng protein, vitamin và khoáng chất lớn. Bên cạnh giá trị dinh dưỡng, sữa chua còn giúp phát triển chiều cao tối ưu.

Theo các nhà khoa học: Trong 100g sữa chua chứa khoảng 100kcal (bằng khoảng 1/2 chén cơm hay 2 trái chuối xanh), có chất đường (15,4g), chất đạm (3,1g), chất béo (3g), canxi và một số loại vitamin như A, D, E… Vì vậy, sữa chua là một nguồn vitamin khoáng chất cần thiết cho sự phát triển xương. Hơn nữa sữa chua là nguồn cung cấp vitamin D tuyệt vời, ngoài ra nó còn chứa lượng canxi rất dồi dào, đây là những thành phần cần thiết cho sự phát triển chiều cao của trẻ. Bên cạnh việc bổ sung cho trẻ một lượng lớn dưỡng chất để phát triển chiều cao, sữa chua còn giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tật, giữ cho cơ thể trẻ luôn trong trạng thái cân bằng, giúp hấp thụ tốt nhất các dưỡng chất khác.

Tổng Hợp