Ung thư cổ tử cung có thể xảy ra với bất kì ai. Tuy nhiên, bệnh thường tấn công vào phụ nữ ở độ tuổi 35 40 trở đi.
Đây là một trong những bệnh ung thư phụ khoa phổ biến, gây tử vong cao hàng đầu cho phụ nữ. Trên thế giới, khoảng 270 nghìn bệnh nhân ung thư cổ tử cung bị tử vong, mỗi năm. Tại Việt Nam, hàng năm có đến hơn 6 nghìn phụ nữ phát hiện nhiễm bệnh. Trong đó, 9 phụ nữ chết vì ung thư cổ tử cung, mỗi ngày.
Một số nguyên nhân khiến tỉ lệ người mắc ung thư cổ tử cung cao là phụ nữ tham gia khám phụ khoa định kì để được tầm soát ung thư thấp, các chương trình tầm soát chưa được bao phủ rộng, ý thức phòng bệnh ở phụ nữ nhiều hạn chế do thiếu chương trình tuyên truyền giáo dục.
|
GS. BS. SPK Nguyễn Thị Ngọc Phượng chia sẻ về biện pháp phòng ngừa Ung thư cổ tử cung tại hội thảo vào ngày 3/7 tại |
Ung thư cổ tử cung do virus HPV (Human Papillomavirus) gây ra. HPV rất dễ lây lan. Mọi phụ nữ đều có nguy cơ nhiễm loại virus này. Trung bình, 10 phụ nữ có đến 8 người từng một lần nhiễm HPV. Tuy nhiên, một số phụ nữ nhiễm virus này không bị ung thư cổ tử cung. Nhiều chị em nhiễm HPV nhưng tự hết mà không cần điều trị. Bệnh nhân bị nhiễm những loại HPV có khả năng gây ung thư qua nhiều năm khiến các tổn thương dần tiến triển ở cổ tử cung và trở thành ung thư. 4 loại HPV gây ra hơn 80% ca ung thư cổ tử cung là HPV 16, 18, 31, 45.
Ung thư cổ tử cung không xảy ra đột ngột mà trải qua các giai đoạn (từ nhiễm HPV đến những bất thường ở cổ tử cung, các tổn thương tiền ung thư sau đó ung thư, kéo dài trung bình 1015 năm). Đặc biệt, giai đoạn tiền ung thư hầu như không có triệu chứng. Do đó, chị em không nhận biết mình mắc bệnh nếu không đi khám phụ khoa.
Khi ở những giai đoạn muộn, các biểu hiện thường thấy là huyết trắng mùi hôi, có lẫn máu, chảy máu âm đạo sau giao hợp hoặc sau khi làm việc nặng dù không ở chu kì kinh nguyệt. Thậm chí, người bệnh có thể chảy dịch lẫn máu ở âm đạo, kèm theo đau bụng, lưng, vùng chậu và chân. Nếu bạn thấy mình mắc bất kì dấu hiệu nào như trên phải đến gặp bác sĩ ngay. Các triệu chứng bị bỏ qua khiến ung thư tiến triển đến những giai đoạn muộn hơn, việc điều trị càng khó khắn.
|
Các giai đoạn hình thành ung thư cổ tử cung
|
Hai cách phòng ngừa bệnh là tiêm vắc xin phòng nhiễm các tuýp HPV gây ung thư cổ tử cung và khám tầm soát bằng phết tế bào cổ tử cung định kì cho những phụ nữ đã quan hệ tình dục. Việc phòng ngừa đạt kết quả cao khi kết hợp 2 phương pháp này.
Hiện nay, Việt Nam đã có vắc xin ngừa những tuýp HPV gây ung thư phổ biến cho phụ nự từ 10 đến 25 tuổi (người chưa và đã có quan hệ tình dục đều có thể tiêm). Bên cạnh đó, chị em đã có gia đình cần thực hiện khám phụ khoa và tầm soát bằng phương pháp phết tế bào cổ tử cung (PAP smear) định kì, ít nhất một lần trong một năm để phát hiện kịp thời và có giải pháp điều trị khi bệnh ở giai đoạn đầu.
GS. BS SPK. Nguyễn Thị Ngọc Phượng
(Theo vnexpress)