Thursday, January 29, 2015

Nguy cơ tử vong và thuốc chống loạn thần
Tỷ lệ tử vong ở BN tâm thần phân liệt ước tính gấp 2 lần tử vong chung tại cộng đồng và cuộc đời của họ ngắn lại. Tỷ lệ tử vong vượt trội ở BN TTPL phần lớn hơn do nguyên nhân tự nhiên và không tự nhiên.


Donal S.Robinson, MD Mortality risks and antipsychotics Primary psychiatry. 2008; 15(4): 2123

Người dịch Bác sĩ Nguyễn Văn Cầu

Bác sĩ Robinson là chuyên gia lĩnh vựcphát triển thuốc toàn thế giới ở Burlington, Vermont, ônglà một chuyên gia cho công ty BristolMyers Squibb, Cenerx, Epix, Genaissance, Johnson and Johnson, Medicinova, Pgxhealth, Pfizer, và Somerset.

Tỷ lệ tử vong ở BN tâm thần phân liệt ước tínhgấp 2 lần tử vong chung tại cộng đồng và cuộc đời của họ ngắn lại. Tỷ lệ tử vong vượt trội ở BN TTPLphần lớn hơn donguyên nhân tự nhiên và không tự nhiên. Tăng tỷ lệ tử vong ở bênh nhân TTPLđã được báo cáo, nhưng một số nguyên nhân khác gây tử vong ở loại bệnh này chưa rõ ràng. Các yếu tố được xem như góp phần vào tỷ lệ tử vong cao là các bệnh cơ thể có liên quan đến các rối loạn phân liệt, và trong một số trường hợp có thể do tác dụng phụ khi điều trị bằng thuốc chống loạn thần.

1. TÂM THẦN PHÂN LIỆT (TTPL) VÀ NGUY CƠ TỰ SÁT

Gần 1/3 số BN TTPL tử vong do tự sát, và12% do đột tử. Một số nghiên cứu thuần tập cho thấy rõ nguy cơ tự sát tăng ở BN TTPL. Kết quả phân tích gộp các nghiên cứu trong thời gian dài trên diễn biến của các rối loạn tâm thần ước tính nguy cơ tự sát suốt đời của bệnh tâm thần phân liệt là 5%. BN nam giới trẻ có nguy cơ cao mưu toan tự sát, đặc biệt trong những tháng đầu của bệnh TTPL.

2. TỬ VONG TĂNG DO CÁC NGUYÊN NHÂN TỰ NHIÊN

Dữ liệu về tử vong tại Mỹ cho thấy BN TTPL có tỷ lệ tử vongdo các nguyên nhân tự nhiên cao hơn tử vong chung ở cộng đồng. Bệnh tim mạch, hô hấp và các rối loạn chuyển hoá ở BN TTPL chiếm tần suất cao gấp 2 3 lần so với cộng đồng góp phần làm tăng tỷ lệ tử vong do các nguyên nhân tự nhiên. Lối sống không lành mạnh, dùng thuốc quá nhiều, chăm sóc sức khoẻ chưa toàn diện là những yếu tố góp phần làm nguy cơ tử vong cao hơn. Sự cần thiết thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhằm làm giảm tử vong quan trọng ở BN TTPL là điều trị tích cực các triệu chứng cảm xúc, cải thiện chung việc tuân thủ điều trị, và chăm sóc cải thiện lối sống lành mạnh hơn.

3. THUỐC CHỐNG LOẠN THẦN VÀ TÁC DỤNG LÊN TIM

Ngoài các hệ quả về sức khỏe do bệnh tâm thần phân liệt, các thuốc chống loạn thần được xem là yếu tố góp phần tăng nguy cơ tử vong. Có một số bằng chứng cho thấy thuốc chống loạn thần (CLT)có thể gây nên các đột tử do tim hay đột quỵ. Một nghiên cứu quan sát có kiểm soát trường hợp trong thực hành lâm sàng ở mạng lưới bao gồm 150 thầy thuốc đa khoa trong 6 năm (19952001) cho thấy tỷ lệ đột tử do tim liên quan đến thuốc chống loạn thần ở BN chăm sóc sức khỏe ban đầu tăng gấp 3 lần. Tỷ lệ đột tử do tim cao nhất là ở BN điều trị với butyrophenone, một loại thuốc CLT làm kéo dài khoảng QT và đặc biệt là thioridazine. Tỷ lệ tăng đột tử do tim khi so sánh với nhóm kiểm soát rất rõ ràng ngay cả khi dùng liều thấp thuốc CLT. Mặc dù trong các nghiên cứu này phần lớn bệnh đều dùng thuốc CLT cổ điển, tác dụng hại cho tim liên quan đến thuốc CLT không điển hình cũng được chú ý. Thuốc CLT không điển hình được xác định là các yếu tố nguy cơphát triển bệnh tiểu đường vàhội chứng chuyển hoá. Các tác dụng phụ này qua thời gian ảnh hưởng gián tiếp đếntim và tăng thêm tỷ lệ tử vong. Tiểu đường và rối loạn lipide máu do sử dụng kéo dài thuốc CTL không điển hình đặc biệt là clozapine và olanzapine, có thể gây bệnh mỡ máu, tắc nghẽn động mạch và các tổn thương tim khác

4. THUỐC CHỐNG LOẠN THẦN Ở BỆNH NHÂN LỚN TUỔI

Các dữ liệu về gia tăng tỷ lệ bệnh mạch máu não trong các thử nghiệm BN sa sút trí tuệ năm 2001với risperidone và 2004 với olanzapine đã thúc đẩy phán quyết của uỷ ban an toàn thuốc Anh cảnh báo các nhà lâm sàng về nguy cơ tiềm tàng của đột quỵ với 2 loại thuốc này. Tháng 4/2005 FDA tiến hành phân tích gộp 17 thử nghiệm có kiểm soát dùng aripiprazole, olanzapine, quetiapine và risperidone trên 5000 BN sa sút trí tuệ có triệu chứng loạn thần. Gần như tất cả các thử nghiệm lâm sàng có phân tích của FDA thấy ít nhất có sự gia tăng tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa về tỷ lệ tử vong khi so với giả dược.Phân tích của FDA cho thấy rằng tỉ lệ đột quỵ do thuốc CLT không điển hình trong các thử nghiệm trên BN sa sút trí tuệ cao hơn khoảng 50% . Điều này dẫn đến đòi hỏi “hộp đen”cảnh báo trên nhãn thuốc cho tất cả các trường hợp dùng thuốc CLT không điển hình. Xa hơn nữa FDA khuyến cáo các thầy thuốc rằng các thuốc CLT không điển hình không nên dùng cho các BN có dấu hiệu sa sút trí tuệ.Tiếp sau nghiên cứu phân tích của FDA, các kết quả tương tự cũng được báo cáo bởi nhóm nghiên cứu thứ 2.

Câu hỏi còn lại liệu dữ liệu đột quỵliên quan đến sử dụng thuốc CLT không điển hình có tin cậy không. Không có cơ chế nào đánh giá cho sự phát hiện bất ngờ này được mô tả rõ ràng. Giả thuyết được đưa ra cho việc gia tăng rõ ràng nguy cơ đột quỵ bao gồm: tăng ngưng kết tiểu cầu do tăng mức prolactine; ức chế tác dụng serotonin của thuốc CLT không điển hình; hạ huyết áp kèm theo bệnh mạchmáu nhỏ; và tăng đông máu gây nên bởi tác dụng chuyển hoá có hại của thuốc đối với triglycerides, cholesterol, leptin và glucose. Một nghiên cứu phân tích dữ liệu chăm sóc sức khoẻ của BN lần đầu dùng thuốc CLT cổ điển và không điển hình (22 000 BN, tuổi65) thấy 37% tử vong cao hơn với thuốc cổ điển so với thuốc không điển hình. Điều bất ngờ đến kinh ngạc là >25% người được chăm sóc y tế ở nhà dưỡng lão thuộc nhà nước quản lý được dùng thuốc CLT. Tuy nhiên, không phải tất cả các nghiên cứu BN nội trú đột quỵ bao gồm BN sa sút trí tuệ đều xác định có sự liên quan giữa di chứng thần kinh và điều trị với thuốc CLT điển hình và không điển hình. Phân tích của FDA chỉ tiến hành trên BN lớn tuổi bị sa sút trí tuệ trong thử nghiệm lâm sàng và chỉ sử dụng thuốc CLT không điển hình. Do đó cần dữ liệu khẳng định hơnđể đánh giá nguy cơlợi ích của thuốc CLT trên BN lớn tuổi. Thông tin có giá trị hiện nay rất phong phú rút ra từ kinh nghiệm điều trị ở BN trẻ hơn hay già hơn bị sa sút trí tuệ

5. NGUY CƠ TỬ VONG CỦA THUỐC CHỐNG LOẠN THẦN KHÔNG ĐIỂN HÌNH Ở NGƯỜI TRẺ HƠN

Một nghiên cứu gần đây đã xem xét tử vong ở BN TTPLkhi dùng thuốc chống loạn thần không điển hình trong các thử nghiêm lâm sàng trước khi thuốc được công nhận. Việc xem xét các dữ liệu này được rút ra từ các tóm tắtcủa FDA về tử vong trong điều trị với thuốc chống loạn thần không điển hình trong thời kỳ 19822002. Nghiên cứu khảo sát trên 12.000 BN sử dụng thuốc chống loạn thần không điển hình, 2900 BN sử dụng thuốc chống loạn thần cổ điển, và 1200 BN dùng gỉa dược. Tỷ lệ tử vong dựa trên số năm BN sử dụng thuốc là 2,055/100 000 cho thuốc chống loạn thần không điển hình so với 8,081/100 000 cho giả dược(p<0,05). Tỷ lệ tử vong khi dùng giả dược cao hơn có ý nghĩa so với khi dùng thuốc chống loạn thần không điển hình hay cổ điển.Tự sát là nguyên nhân tử vong hàng đầu (chiếm tỷ lệ 28%) khi dùng thuốc chống loạn thần không điển hình, tiếp theo là do tim mạch(18%) và bệnh hô hấp(17%). Dữ liệu được hoàn tất chưa thểđánh giáđược nguyên nhân tử vong ở 2 cách điều trị khác nhau .Tuy nhiên tỷ lệ tử vong chung cho mỗi một trong 3 nhóm vượt quá tỷ lệ tử vong chung trong cộng đồng (850/100 000), kết quả này phù hợp với phát hiện nguy cơ tử vong cao hơn ở BN TTPL ởcác bàn luận trên .

6. KẾT LUẬN

Tỷ lệ tử vong ở BN TTPLcao hơn tỷ lệ chung trong cộng đồng. Tỷ lệtử vong cao là do cả nguy cơ tự sát đáng kể vàkhả năng cao chết do nguyên nhân tự nhiên. Thuốc chống loạn thần bị nghi ngờ là nguyên nhân tăng tử vong và đột quỵ ở những BN lớn tuổi sa sút trí tuệ, điều này dẫn đến cảnh báo của FDA việc dán nhãn các thuốc chống loạn thần không điển hình. Chưa có cơ chế rõ ràng khẳng định tác dụng có hại của thuốc chống loạn thần ở BN lớn tuổi bị sa sút trí tuệ. Những nghiên cứu gần đây gợi ýrằng có nguy cơ tử vong cao tương tự khi sử dụng thuốc chống loạn thần cổ điển ở BN sa sút trí tuệ. Phân tích các dữ liệuthử nghiệm lâm sàng của các thuốc chống loạn thần không điển hình trong TTPL trước khi thuốc được chấp nhận đưa ra thị trường cho thấy nguy cơ tử vong thấp hơn so với dùng giả dược, mặc dù tất cả các nhóm đều có nguy cơ tử vong cao hơn cộng đồng.