Động kinh là một bệnh lý thường gặp trong lâm sàng thần kinh học. Trầm cảm là rối loạn tâm thần thường gặp nhất ở bệnh nhân (BN) động kinh. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp trầm cảm ở BN động kinh không được chẩn đoán và điều trị.
Ths. Bảo Hùng
Mục tiêu:
Khảo sát đặc điểm lâm sàng của trầm cảm trên BN động kinh và sự liên quan của trầm cảm ở BN động kinh và các yếu tố dân số học, loại động kinh.
Phương pháp nghiên cứu:Tiền cứu mô tả thực hiện trên 44 BN.Kết quả:Qua nghiên cứu 44 BN động kinh. Chúng tôi thấy các biểu hiện lâm sàng của trầm cảm ở BN động kinh cũng tương tự như những BN trầm cảm trong dân số chung. Tuy nhiên tỉ lệ BN có ý nghĩ tự sát cao hơn. Không tìm thấy sự liên quan giữa trầm cảm trên BN động kinh với giới, loại động kinh…
ABSTRACTINVESTIGATION OF THECLINICAL ASPECTS OF THE DEPRESSION IN THE PATIENTS WITH EPILEPSY
Background:Epilepsy is the most frequent disease in clinical of neurology. It is known that depression is the most common comorbid psychiatric disorder in patients with epilepsy. Nevertheless, most cases of depression are frequently undiagnosed and untreated in these patients.
Objective:Investigate the aspects of the depression in patients with epilepsy and the relation between depression in epilepsy and sex, age, type of epilepsy…
Methods:A descriptive, prospective study. We studied a series of 44 patients with epilepsy.
Result:Our reseach found that the aspects of the depression in the patients with epilepsy are similar to the patients without epilepsy. And there is no relation between depression in epilepsy and sex, age, partial or complex seizures.
ĐẶT VẤN ĐỀĐộng kinh là một trong những rối loạn thần kinh thường gặp nhất, tỉ lệ mắc bệnh trong dân số chung từ 410/1000, nó được sự quan tâm của cả các nhà thần kinh và tâm thần học.Những BN động kinh thường bị những rối loạn về tâm thần, hay gặp nhất là trầm cảm và rối loạn lo âu, tần suất ước lượng theo thứ tự là 30% và 15%.
Rối loạn khí sắc là bệnh đi kèm thường gặp nhất ở những BN động kinh, nhưng thường còn chưa được nhận biết và chưa được điều trị. Sự hiện diện của trầm cảm ở những BN động kinh dai dẳng là một trong những thay đổi quan trọng ảnh hửơng đến chất lượng cuộc sống, bằng cả độ trầm trọng và tần số cơn giật. So với những BN động kinh không trầm cảm thì những BN động kinh có trầm cảm đi kèm có tần số cơn giật gia tăng, nghèo nàn sự hài lòng, thất nghiệp nhiều hơn, dùng thuốc nhiều hơn. Thêm nữa, các BN động kinh có nguy cơ cao bị mắc trầm cảm. Chẩn đoán và điều trị kịp thời, khi có chỉ định, là quan trọng cho tình trạng sức khỏe của họ.
Trên thế giới đã có một số tác giả quan tâm đến trầm cảm ở BN động kinh, họ đã đưa ra một số kết quả nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, những kết quả này chưa được phù hợp với nhau, có lẽ là do cách chọn mẫu, phương pháp tiến hành nghiên cứu, các công cụ sử dụng trong nghiên cứu… khác nhau.
Ở ViệtNam, đã có nhiều nghiên cứu về động kinh, tuy nhiên chỉ có một số tác giả quan tâm đến các rối loạn khí sắc ở nhóm BN này. Nghiên cứu của chúng tôi với mong muốn góp phần vào việc tìm hiểu thêm về trầm cảm ở BN động kinh.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨUĐây là nghiên cứu mô tả (descriptive study).
2. DÂN SỐ NGHIÊN CỨU:Tất cả cá BN động kinh được điều trị ngoại trú tại khoa khám nội thần kinh bệnh viện tâm thần trung ương 2 từ ngày01/4/2007đến01/10/2007.
3. TIÊU CHUẨN CHỌN BỆNH: Tiêu chuẩn chọn mẫu:
Các BN lâm sàng có cơn động kinh, được đo điện não:
Cơn lâm sàng điển hình của động kinh.
Hình ảnh EEG điển hình của động kinh với các dạng: đa gai, phức hợp gai sóng; phức hợp gai sóng chậm, nhọn sóng; sóng chậm; rối loạn điện thế ngoài cơn…
Tiêu chuẩn loại trừ:
Những BN bị cơn co giật đầu tiên.
Cơn co giật do những nguyên nhân chuyển hoá.
5. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH:BN đến khám tại khoa khám nội thần kinh, được chẩn đoán là động kinh qua lâm sàng và điện não đồ (nếu nghi ngờ có tổn thương choáng chỗ trong nhu mô não (u, abcès) thì có thể cho làm CT Scan hay MRI để xác định và loại khỏi mẫu nghiên cứu. Các BN này phải phù hợp với tiêu chuẩn chọn bệnh.
BN được đánh giá trầm cảm theo tiêu chuẩn DSMIV và dùng test Beck
Thu thập số liệu theo bệnh án mẫu.
Xử lý số liệu.6. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU:
Tất cả các dữ liệu đều được xử lý bằng phần mềm Stata 8.0.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU:
1.1. Giới: Bảng 1: Phân bố BN theo giới tínhGiới | N | % |
Nam | 24 | 54.55 |
Nữ | 20 | 45.45 |
Tổng | 44 | 100 |
Nhận xét:Nhóm nghiên cứu có tât cả 44 BN, trong đó nam có 24 BN chiếm 54,55%, nữ có 20 BN chiếm 45,45%. Như vậy trong mẫu nghiên cứu nam chiếm tỉ lệ cao hơn nữ.
1.2.Nhóm tuổi: Bảng 2: Phân bố BN theo nhóm tuổiNhóm tuổi | N | % |
16 30 | 31 | 70.45 |
31 40 | 10 | 22.73 |
>40 | 3 | 6.82 |
Tổng | 44 | 100 |
Nhận xét:trong 44 BN nghiên cứu thì nhóm tuổi từ 1630 có 31 người chiếm 70, 45%, kế đến là nhóm tuổi từ 3140 có 10 người chiếm 22,73%, nhóm >40t chiếm tỉ lệ nhỏ nhất.
1.3.Nơi cư trú: Bảng 3: Phân bố BN theo nơi cư trúNơi cư trú | N | % |
Thành thị | 19 | 43.18 |
Thôn quê | 25 | 56.82 |
Tổng | 44 | 100 |
Nhận xét:trong nhóm BN nghiên cứu, số BN ở thành thị và nông thôn gần tương đương nhau.
2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU:
Bảng 4:Phân bố theo BN loại cơnLoại cơn | N | % |
Toàn thể | 30 | 68.18 |
Cục bộ | 14 | 31.82 |
Tổng | 44 | 100 |
Nhận xét:trong nhóm nghiên cứu nhóm có triệu chứng cục bộ (68,18%) chiếm tỉ lệ cao hơn nhóm toàn thể (31,82%).
Bảng 5:Tần suất trầm cảm ở BN động kinh trong nhóm nghiên cứuTrầm cảm | N | % |
Có | 16 | 36.36 |
Không | 28 | 63.64 |
Tổng | 44 | 100 |
Nhận xét và bàn luận:Theo bảng 5 thì tần suất trầm cảm trong nhóm nghiên cứu là 36,36%. Kết qủa này cho thấy tần suất trầm cảm ở Bn động kinh lớn hơn nhiều so với trong dân số chung ở người không ĐK. Tần suất này cũng trong giới hạn của những nghiên cứu trước đây của các tác giả nước ngoài khác: Hermann: 448% (2000); Edeh (1987), Jacoby (1996): 22%; Victoroff (1994), Robertson (1994), Boyd (1982): 2758%. Còn theo Tucker thì có 58% BN ĐK cục bộ toàn thể hoá khó trị có tiền sử bị một giai đoạn trầm cảm (William J Nowack, MD; Psychiatric disorders associated with epilepsy; E medicine from web MD; p.3 of 16). Theo Adres M. Kanner; 2003; Depression in epilepsy is much…; Epilepsy current v.3(6); p. 202203; thì tần suất trầm cảm ở BN ĐK thay đổi từ 2050%.
Như trên chúng ta thấy tần suất trầm cảm ở BN ĐK có thay đổi theo các nghiên cứu; theo chúng tôi sở dĩ như vậy có lẽ là do việc chọn mẫu hoặc việc dùng các tiêu chuẩn chẩn đoán, test khác nhau của từng nghiên cứu.
Bảng 6: triệu chứng trầm cảm của bn nhóm nghiên cứuTriệu chứng | N | % |
Khí sắc trầm cảm | 15 | 34.09 |
Giảm sự quan tâm, hài lòng | 16 | 36.36 |
Chán ăn | 23 | 52.27 |
Rl giấc ngủ | 23 | 52.27 |
Dễ kích thích | 27 | 61.26 |
Mệt mỏi | 31 | 70.45 |
Cảm giác vô dụng | 9 | 20.45 |
Ý tưởng tự sát | 8 | 18.18 |
Giảm tập trung | 18 | 40.91 |
Qua bảng 6, chúng tôi thấy, biểu hiện mệt mỏi chiếm tỉ lệ cao nhất (70,45%) ở những BN ĐK có trầm cảm, kế đến là dễ bị kích thích (61,26%); khí sắc trầm cảm chiếm tỉ lệ 34,09%, giảm sự quan tâm, hài lòng: 36,36%, ý tưởng tự sát chiếm tỉ lệ cao hơn nhiều so với dân số chung (18,18%)...
Nhìn chung, theo nghiên cứu này của chúng tôi thì các biểu hiện lâm sàng của trầm cảm ở BN ĐK cũng gồm những triệu chứng như trầm cảm ở BN không ĐK. Tuy nhiên theo Blummer (William J Nowack, 2006). thì các triệu chứng giữa các cơn thường gặp ở BN ĐK bị trầm cảm là: khí sắc trầm cảm, thiếu năng lượng, đau, mất ngủ, sợ, lo âu, kích thích thái quá…Một số tác giả khác thì cho rằng trầm cảm ở BN ĐK không nhất thiết phải mô tả theo đúng tiêu chuẩn ICD10 hay DSMIV (Dr Bjorn Theander; 2006).Theo một số tác giả thì tự sát và nghĩ tự sátlà triệu chứng nổi bật và quan trọng trong trầm cảm ở BN ĐK; John Barry (John Barry, MD; 2006) cho rằng nguy cơ tự sát ở BN ĐK có trầm cảm cao gấpnăm lần so với dân số chung. Trong nghiên cứu này, chúng tôi thấy tỉ lệ BN có ý nghĩ tự sát cũng khá cao đây là vấn đề đáng quan tâm trong điều trị BN động kinh.
3. SỰ LIÊN QUAN CỦA TRẦM CẢM Ở BN ĐK VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
Bảng 7:Sự liên quan giữa trầm cảm ở BN ĐK và lứa tuổiLứa tuổi | Trầm cảm | Ko trầm cảm | Tổng |
1630 | 10 | 21 | 31 |
32.62 | 67.74 | 100.00 | |
3140 | 4 | 6 | 10 |
40.00 | 60.00 | 100.00 | |
>40 | 2 | 1 | 3 |
66.67 | 33.33 | 100.00 | |
Tổng | 16 | 28 | 44 |
36.36 | 63.64 | 100 |
Nhận xét:không có sự liên quan giữa trầm cảm ở BN ĐK và lứa tuổi (p=0,525>0,005).
Bảng 8:Sự liên quan giữa trầm cảm ở BN ĐK và giới tínhGiới | Trầm cảm | Ko trầm cảm | Tổng |
Nam | 7 | 17 | 24 |
43.75 | 60.71 | 54.55 | |
Nữ | 9 | 11 | 20 |
56.25 | 39.29 | 45.45 | |
Tổng | 16 | 28 | 44 |
100 | 100 | 100 |
Pearson Chi 2 (1)= 1.1818;p= 0,277
Nhận xét:không có sự liên quan giữa trầm cảm ở BN ĐK và giới tính (p= 0,277> 0,005). Theo y văn thì trong dân số chung trầm cảm thường gặp ở nữ cao gấp hai lần ở nam giới.
Bảng 9:Sự liên quan giữa loại động kinh và trầm cảmLoại cơn | Trầm cảm | Ko trầm cảm | Tổng |
Cục bộ | 4 | 10 | 14 |
28.57 | 71.43 | 100.00 | |
Toàn thể | 12 | 18 | 30 |
36.36 | 63.64 | 100.00 | |
Tổng | 16 | 28 | 44 |
100.00 | 100.00 | 100.00 |
Nhận xét: không tìm thấy sự liên quan giữa loại cơn và trầm cảm ở BN ĐK.
KẾT LUẬNQua tìm hiểu y văn, và những nghiên cứu của các tác giả khác, chúng tôi nhận thấy trầm cảm là bệnh đi kèm thường gặp của bệnh động kinh mãn tính, nó thường ít được nhận biết và điều trị. Trầm cảm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của BN ĐK cũng như việc kiểm soát cơn động kinh; ngoài ra trầm cảm còn làm tăng nguy cơ tự sát của BN ĐK… Từ những lý do trên chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu này trên 44 BN động kinh khám và điều trị ngoại trú tại khoa khám Nội từ 142007đến01102007. Nghiên cứu đã thu được những kết quả sau:
1. Các biểu hiện lâm sàng trầm cảm ở BN ĐK cũng tương tự như những BN trầm cảm trong dân số chung, tuy nhiên những tỉ lệ BN ĐK trầm cảm có ý nghĩ tự sát cao hơn.
2. Không tìm thấy sự liên quan giữa trầm cảm ở BN ĐK và giới tính, lứa tuổi, loại cơn, nơi cư trú.
Đây mới chỉ là nghiên cứu bước đầu, chỉ thực hiện trong một thời gian ngắn, nên chưa kiểm tra được tỉ lệ và mức độ trầm cảm nhiều lần để xác định được tần suất trầm cảm chinh xác hơn. Chúng tôi cũng đề nghị nên đánh giá trầm cảm trên các BN ĐK vì đây là bệnh cảnh xuất hiện với tần suất khá cao, và cũng nên đặt kế hoạch điều trị trầm cảm và ĐK để cải thiện, nâng cao chất lượng sống của BN, cũng như làm giảm các triệu chứng của trầm cảm, nhất là giảm khuynh hướng tự sát của BN ĐK có trầm cảm.